Cần bán Desktop Water Dispenser Made in China

Thảo luận trong 'Nhà trong ngõ' bắt đầu bởi t98hhx, 19/3/19.

  1. Tỉnh/Thành:

    Tp Hồ Chí Minh
  2. Tình trạng:

  3. Giá bán:

    0 VNĐ
  4. Điện thoại:

    t98hhx
  5. Địa chỉ:

    Desktop Water Dispenser Made in China (Bản đồ)
  6. Thông tin:

    19/3/19, 3 Trả lời, 146 Đọc
  1. t98hhx

    t98hhx New Member

    Tham gia:
    19/3/19
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Credit:
    $992.25
    Our History
    Olansi is a professional manufacturer of Air Purifier, Water Purifier, Hydrogen Water etc healthcare products, more than 10 year experience since 2009 in GZ, China.
    Our Factory
    One-stop service, including design, moulding, injection, components manufacturing, assembly, logistics, aftersales.
    Our Product
    Air purifier, water purifier, hydrogen water makers, other healthcare products.
    Product Application
    Home, office, sport.
    Our Certificate
    CE(EMC, LVD), RoHS, CB, SASO, Erp.
    Production Equipment
    12 Injection machines, evaluation central with 11 labs full of necessary testing equipments.
    Production Market
    A turn over of 45,000,000USD in 2017. Cover markets all over the world.
    Our Service
    We have marketing department, adv. Department, overseas sales department, aftersales department.Desktop Water Dispenser Made in China
    website:http://www.olansiairpurifier.com/
  2. himhthanh664

    himhthanh664 Active Member

    Tham gia:
    3/3/19
    Bài viết:
    5,634
    Đã được thích:
    0
    Credit:
    $33,083.77
    Chia sẻ với VnExpress, một lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, giá điện sẽ tăng thêm 8,36% từ ngày hôm nay (20/3). Cụ thể, giá bán điện bình quân sẽ tăng từ 1.720,65 đồng lên hơn 1.864 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

    Quyết định này vừa được ký và có hiệu lực từ 20/3. Mức tăng này đã được Chính phủ đồng ý về chủ trương. Trước đó, Chính phủ cũng đã họp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan về vấn đề tăng giá khí bán cho điện.

    "Việc chốt chỉ số công tơ các hộ tiêu dùng điện sẽ không có gì khó khăn", ông này nói với VnExpress.

    chi tiết xem chuyển nhà thành hưng

    Như vậy sau hơn 2 năm kìm giữ, giá điện bán lẻ bình quân được điều chỉnh tăng. Chiều nay, Bộ Công Thương sẽ họp báo về tăng giá điện lần này.

    [​IMG]


    Đồ họa 10 năm tăng giá điện của Việt Nam. Click vào ảnh để phóng to.

    Trước đó vào đầu tháng 3, Bộ Công Thương đã thông tin về việc dự kiến sẽ điều chỉnh giá điện vào cuối tháng này. Theo ông, hiện có nhiều yếu tố tác động vào giá điện. Như cơ cấu nguồn, mấy năm gần đây tăng trưởng phụ tải khoảng 10% mỗi năm trong khi tốc độ triển khai các dự án phát điện chậm trễ và để đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng ngành điện buộc phải huy động các nguồn giá cao như điện khí, than, diesel.

    "Nếu tính đầy đủ các chi phí đầu vào thì lần điều chỉnh này phải ở mức gần 10%, nhưng cân đối yếu tố vĩ mô thì chọn mức tăng 8,36%", một Thứ trưởng Công Thương cho biết.

    Theo Quyết định 24 của Thủ tướng, giá bán điện hiện có nhiều khung, mức khác nhau cho từng nhóm khách hàng.

    Về tác động tới tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng, Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê tính toán, với mức tăng giá điện 8,36% thì sẽ làm giảm 0,22% GDP, và chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng 0,29%.
  3. himhthanh664

    himhthanh664 Active Member

    Tham gia:
    3/3/19
    Bài viết:
    5,634
    Đã được thích:
    0
    Credit:
    $33,083.77
    chuyển nhà thành hưng hà nội Tôi và chồng lớn lên cùng nhau ở vùng quê nghèo. Tôi 34 tuổi, còn anh 35. Chúng tôi yêu nhau cuối cấp 3. Tốt nghiệp cấp 3, tôi học trung cấp, còn anh học đại học. Ra trường đi làm được một năm thì tôi dính bầu, lúc này anh đang học năm thứ 3. Khi tôi thông báo, anh rất vui và chỉ nói đúng một câu: mọi chuyện để anh lo. Anh báo với gia đình. Cả hai bên gia đình đều phản đối quyết liệt, nhưng anh đã vượt qua mọi chỉ trích, đàm tiếu. Mọi người nhìn anh với ánh mắt mỉa mai, coi thường. Chúng tôi tổ chức đám cưới sau một tháng.

    Sau khi thành vợ chồng, cuộc sống của chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn, đồng lương ít ỏi của nhân viên văn phòng không đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình 3 người. Sau giờ làm hành chính, tôi làm thêm đến tối khuya mới về, anh lo học năm thứ 4 và chăm con. Cuộc sống nghèo khó nhưng cả hai rất yêu thương nhau, hôm nào anh cũng đợi tôi về mới ăn cơm, chăm sóc để tôi dễ ngủ, chăm con khi con khóc. Tôi thật sự rất mệt mỏi nhưng chưa bao giờ than thở với chồng. Anh cũng cố gắng và ra trường. Mới ra trường, anh chưa có việc làm nhưng không cho tôi đi làm thêm nữa. Anh chạy vạy xin việc khắp nơi, làm bất cứ việc gì người khác thuê, không quản nặng nhọc, vất vả. Rồi anh trúng tuyển vào dạy học tại trường. Chúng tôi có em bé thứ 2. Cuộc sống đỡ khó khăn nhưng vẫn còn túng thiếu nhiều.

    Anh chịu khó học hỏi, nghiên cứu cách kiếm tiền online. Cuối cùng anh cũng tìm ra công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành của mình. Sau giờ dạy, anh dành toàn bộ thời gian bên chiếc máy tính, lúc nào cũng đến một hai giờ sáng mới ngủ. Anh làm thêm khá thành công, thu nhập cao so với lương chính. Toàn bộ tiền anh kiếm được đều giao cho tôi quản lý và chi tiêu gia đình, anh hầu như không quan tâm tôi tiêu vào việc gì.

    Rồi tôi có em bé thứ 3. Các con đều được học trường tốt và thường chơi với bố vì công việc của anh làm tại nhà, vừa làm, vừa chăm được các con. Bây giờ cuộc sống của tôi được mọi người trong xóm ao ước, nhưng tôi lại thấy lạc lõng trong ngôi nhà của mình. Từ khi có cháu thứ 3, anh ít quan tâm đến tôi hơn, không còn những tin nhắn yêu thương, không tặng hoa, nến, bánh vào ngày sinh nhật của tôi. Anh chỉ bảo em thích gì cứ mua làm quà. Thậm chí ngày cưới anh cũng quên luôn. Bình thường vợ chồng gần gũi tuần 2-3 lần, nhưng gần đây tuần một lần, đôi khi 2 tuần mới một lần. Dù 3 con nhưng tôi rất chịu khó tập gym, yoga, chăm sóc bản thân, có gu ăn mặc tốt nên nhìn chỉ giống như thiếu nữ 20-25 tuổi (đồng nghiệp nhận xét).

    Khi đi làm, tôi có rất nhiều vệ tinh xung quanh. Ở cơ quan, có một anh theo đuổi rất lâu nhưng tôi luôn khéo léo từ chối. Gần đây, anh ấy có chuyện buồn gia đình, anh muốn đổi xe máy nhưng vợ không đồng ý, cô ấy là người rất khó chịu. Anh tâm sự với tôi, tôi rất trân trọng tấm lòng của anh. Tôi đã giúp anh 50 triệu để mua xe mới. Điều này làm anh rất cảm động. Anh thường xuyên đón tôi sau những buổi tập gym, yoga, hay nhắn tin và lắng nghe những tâm sự của tôi. Tôi thấy thật ấm áp khi ở cạnh anh. Ngày sinh nhật của tôi, anh chuẩn bị rất chu đáo. Anh hẹn tôi tại một quán sang trọng, tạo bất ngờ với bó hồng xinh xắn 34 bông hoa, xung quanh thắp nến lãng mạn. Tôi và anh đã trao nhau nụ hôn đầu tiên, chưa đi quá giới hạn. Tôi có tình cảm với nam đồng nghiệp nhưng vẫn còn yêu gia đình nhiều. Tôi sợ nếu chồng không thay đổi, sẽ ngã vào lòng anh đồng nghiệp. Khi đó chồng sẽ mất tôi mãi mãi. Mọi người hãy cho tôi lời khuyên chân thành.
  4. himhthanh664

    himhthanh664 Active Member

    Tham gia:
    3/3/19
    Bài viết:
    5,634
    Đã được thích:
    0
    Credit:
    $33,083.77
    chuyển nhà thành hưng - taxi tải thành hưng Chúng tôi vượt hơn 100km từ TP. Kon Tum lên huyện vùng cao Đăk Glei thì trời đã xế trưa. Từ trong ngôi trường tiểu học Thị trấn Đăk Glei, tiếng đánh vần của học sinh, tiếng giảng bài của thầy cô vẫn vang vọng cả một vùng trời. Đặc biệt, nhìn từ xa những thầy cô không có tiết dạy lại hối hả lập các bếp ăn “dã chiến” dưới cầu thang hoặc hàng lang để chuẩn bị bữa trưa cho các em học sinh đồng bào xa trường.
    [​IMG]

    Tranh thủ những tiết không dạy, các giáo viên trong trường đã lập bếp ăn "dã chiến" để nấu cho các em học sinh đồng bào người Hà Lăng.
    Được biết, trong trường tiểu học thị trấn Đăk Glei có 59 em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số Hà Lăng (ngụ tại thôn Long Nang, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, Kon Tum) có nhà ở cách trường khá xa. Ngay từ sáng sớm, bố mẹ các em đã lên rẫy sớm nên các em tự đi bộ đến trường. Học xong buổi sáng, các em lại đi bộ về nhà và tự lo ăn uống để chiều đi học. Thậm chí, nhiều em ôm bụng đói đến trường nên buổi chiều không đủ sức để đi học tiếp.
    [​IMG]

    Sau tiết dạy, thầy Ninh chuẩn bị bữa ăn cho học sinh.
    Trao đổi với chúng tôi, thầy Trần Xuân Ninh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Dù giáo viên nhà trường đã thường xuyên đến nhà vận động, nhưng cứ đến tiết học buổi chiều thì khoảng 59 học sinh này đều vắng mặt. Sau thi tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi mới biết khoảng cách từ trường đến nhà các em từ 5-7km nên khi tan học các em đi bộ về nhà rồi tự lo ăn, uống thì sẽ không kịp đến trường. Cũng vì vậy, nhiều em sợ muộn học nên nhịn bụng đói, quanh quẩn trước trường chờ tiết học buổi chiều. Từ thực tế đó, chúng tôi đã đi đến ý tưởng áp dụng mô hình “bán trú tự túc”.
    [​IMG]
    Thầy cô mang những bát cơm đến tận bàn cho học sinh ăn trưa
    “Do kinh phí hạn hẹp, nhưng vì thương học sinh nên các giáo viên nhà trường đã kêu gọi nhau cùng đóng góp gạo, thịt, trứng, mì tôm để nuôi những học trò này vào buổi trưa mỗi ngày. Sự kêu gọi của thầy hiệu trưởng đã được các giáo viên hưởng ứng. Mỗi sáng sớm đi dạy, các giáo viên ngoài mang giáo án còn kèm theo ít thịt cá, quả trứng vịt, bó rau để trưa đến lại cùng nấu ăn cho học sinh ăn lót dạ chờ buổi chiều học...”, thầy Ninh cho biết thêm.
    [​IMG]

    Các em học sinh được thầy cô chuẩn bị chu đáo bữa trưa tại trường để chiều học tiếp.
    Điều khiến chúng tôi cảm phục về tình cảm thầy trò vùng cao đó là khi chứng kiến những bếp ăn “dã chiến” được nhà trường bố trí ngay dưới chân cầu thang hoặc hành lang trường học. Bếp ăn chỉ rộng khoảng 5m2. Bếp không có nhiều dụng cụ, chỉ có 1 bộ bàn ghế đá, 1 bếp điện để nấu thức ăn, 1 nồi cơm điện, 1 nồi lớn dùng nấu canh, vài thứ gia vị và vài chục bộ bát đũa. Dù còn nhiều thiếu thốn, nhưng bếp ăn “dã chiến” này có thể phục vụ tối đa gần 60 học sinh tiểu học ở lại ăn trưa. Đầu bếp không ai khác chính là các giáo viên nhà trường.

    Những giáo viên có tiết dạy thì vẫn đang say sưa giảng bài, các thầy cô còn lại như cô Thủy (Hiệu phó) vẫn đang hì hụi nấu ăn ngay tại chân cầu thang. Theo chúng tôi quan sát, bữa trưa hôm nay các thầy cô hôm nay đã góp được có 2kg thịt lợn và 3 bó rau cải. Khi đó, các thầy cô đã tự phân công nhau: người nấu cơm; người xào rau, kho thịt... Khi tiếng trống trường vừa vang lên, báo hiệu buổi học sáng kết thúc, các thầy cô đã bưng những phần ăn đã chuẩn bị sẵn lên lớp học cho các em ăn. Ngay lúc này, toàn bộ 59 học sinh thôn Long Nang đã trật tự xếp hàng nhận cơm, thức ăn rồi ăn một cách ngon lành.
    [​IMG]
    Gần 60 học sinh được thầy cô góp gạo để nấu cơm trưa tại trường
    Cô Thân Thị Thủy - Hiệu phó nhà trường chia sẻ: “Hôm nay, tôi và thầy Ninh xong việc sớm nên vào bếp nấu. Do chỉ có 1 bếp điện nên giáo viên phải thay phiên chế biến các món. Giữa trưa nắng nóng có hơi mệt chút nhưng thấy các em ăn ngon lành, đều đặn đến trường, giáo viên ai cũng vui. Tôi và nhiều giáo viên khác ngoài quyên góp thực phẩm, còn thường xuyên nấu vài món ngon ở nhà rồi bỏ vào cặp lồng mang lên cho các em”.

    Sau khi no cái bụng từ bữa cơm thầy cô đã nấu, em Lý A Thoại đã tự tay đưa bát đũa ra thau và tự giác dọn sạch chỗ ngồi. Em Thoại tươi cười cho biết: “Nếu em về buổi trưa, bố mẹ ở trên rẫy không ai nấu cơm cho ăn, cũng không thiết đi học nữa. Giờ đi học được ăn cơm no, còn có thịt để ăn nên em thích đến trường. Có nhiều buổi sáng, em không có gì ăn, đi bộ qua mấy con dốc mới tới được trường nên rất đói”.
    [​IMG]
    Niềm vui bữa cơm tại trường
    Sau khi lo xong cho các học sinh ăn trưa, nghỉ ngơi, thầy hiệu trưởng Trần Xuân Ninh cho biết, trường có 370 học sinh, nhưng có 59 học sinh thôn Long Nang có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa trường. Việc nấu ăn trưa và cho các em học sinh thôn Long Nang ở lại ngay tại trường là cách làm tự phát, làm theo tâm vì trường không thuộc diện trường học bán trú. Bếp ăn được mở vào ngay đầu năm học 2018-2019. Từ đó đến nay, bếp ăn được duy trì đều đặn. Để duy trì được bữa ăn đầy đủ và đều đặn là nhờ sự đóng góp rất lớn của các giáo viên nhà trường. Sau này, các nhà hảo tâm và phụ huynh biết đến bếp ăn này nên cũng hỗ trợ thêm. Dù khó khăn, nhà trường cũng tiếp tục kêu gọi để duy trì bếp ăn thường xuyên cho các em.

    Ông A Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho biết, nhiều em học sinh của trường hoàn cảnh gia đình còn khó khăn. Phụ huynh một số em do còn đi rẫy không đón các em được, nên có bếp ăn các em được ở lại trường buổi trưa, sau đó học tiếp buổi chiều. Việc nhà trường tự xây dựng bếp ăn cho các em có hoàn cảnh khó khăn là việc làm có ý nghĩa.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.